Wednesday, October 22, 2008

Công bằng tuyệt đối

“Ta đi Chùa, Nhà thờ lạy Phật, Lạy Chúa mà ta quên không nghĩ tới Chúng sanh - Nhờ có Chúng sanh mà ta có thể thực hành việc thiện tạo phước cho ta: Vậy cả đấng Tối cao và Chúng sanh đều góp phần vào quả vị tốt lành mà ta mong đạt tới vì vậy tại sao ta chỉ lo tôn kính đấng tối cao mà bỏ quên chúng sanh và còn ganh ghét, ích kỷ với họ"

(Đức Đai Lạt Ma đời thứ 14)

Sunday, October 19, 2008

Ông lão đánh cá và bài học cuộc sống

Đầu tuần này, nhiều người Thái Lan lặng người khi nghe tin ông lão đánh cá Yen Kaewmanee từ trần. Một ông lão nhà quê hom hem, ngoài việc sống đến 108 tuổi, còn có gì đặc biệt mà cả những tờ báo lớn như The Nation hay Bangkok Post đều dành một góc trang trọng để đăng tin báo tử?

Người Thái sẽ nhớ nụ cười móm mém của “ngoại Yen”
Ảnh: Pattaya Daily News, The Nation

Người Thái gọi ông bằng cái tên rất đỗi thân thương: “ngoại Yen”. Từ nhiều năm qua, tên tuổi của ông đã gắn liền với biểu tượng về tinh thần tự lập mà người Thái đang khuyến khích con em mình noi theo. Nhắc đến “ngoại Yen”, người ta nhớ tới ông lão không bao giờ xin tiền hay nhờ vả người khác và câu nói bất hủ: “Không, tôi không sợ chết đói. Ngay cả con ốc không có tay chân mà còn tự nuôi sống mình được”.

Khi vợ qua đời năm 1993, “ngoại Yen”, một tín đồ Hồi giáo hiền từ, đã quyết định để dành 800 baht tiền thuê nhà, dọn lên sống trên ghe. Không muốn quấy rầy hai người con gái nuôi đã yên bề gia thất, ông tự kiếm kế sinh nhai. Với đôi bàn tay gầy trơ xương và đôi chân già run rẩy, “ngoại Yen” quăng lưới trên sông Phetchaburi để bắt cá, tự nấu cơm ngày hai bữa. Hôm nào bắt được nhiều, ông đem ra chợ bán nhưng không định giá “vì làm vậy, những người không đủ tiền mua sẽ không được ăn cá”.

Cuộc sống bình dị cứ lặng lẽ trôi, cho đến ngày ông gặp nhà sản xuất phim tài liệu Suthipong Dhammawoot. Bộ phim về cuộc đời “ngoại Yen” phát sóng năm 2005 đã làm cả nước xúc động. Sự tự lập của ông già ở cái tuổi cần được quan tâm chăm sóc nhất khiến người dân cảm phục.

Ông lão đánh cá tự thân mưu sinh

Các nhà hảo tâm nườm nượp kéo đến thăm hỏi, tặng quà. Hoàng hậu Thái Lan tặng ông một chiếc ghe mới tinh và yêu cầu chính quyền địa phương chăm lo cho sức khỏe của “ngoại Yen”. Nhưng tặng quà cho “ngoại” thật khó, bởi ông lão ở tuổi gần đất xa trời nhất định không chịu nhận bất cứ sự giúp đỡ nào. Phải năn nỉ, thuyết phục mãi ông mới chịu chuyển sang sống trên chiếc ghe mới và đón nhận lòng hảo tâm của mọi người.

Trừ việc được nhiều người biết đến hơn, ông lão đánh cá vẫn duy trì lối sống mộc mạc như trước. Minh chứng là khi một người khách lấy 170 baht từ tay ông, “ngoại Yen” đã nói: “Không sao, chúng ta được sinh ra là để giúp đỡ lẫn nhau mà!”. Một lần khác, trộm lấy mất 70.000 baht vừa được biếu, “ngoại Yen” cũng không buồn báo cảnh sát.

Khoảng một tháng trước ngày mất, “ngoại Yen” gặp tai nạn, ghe của ông bị nước mưa nhấn chìm. Sau gần 20 phút lóp ngóp, ông mới được xóm giềng phát hiện đưa đi cấp cứu. Nghe tin này, hoàng hậu đã yêu cầu Công ty đóng tàu Ayutthaya và Trường cao đẳng Công nghệ sửa sang chiếc ghe cho ông. Hiệp hội Chữ thập đỏ Phetchaburi đem thức ăn cho ông hằng ngày theo yêu cầu của hoàng hậu.

Sau tai nạn đó, sức khỏe “ngoại Yen” yếu đi nhiều. Đến sáng 12-10, các y tá thấy ông nằm bất tỉnh trên ghe. Dù các bác sĩ đã tận lực, họ vẫn không làm trái tim hơn trăm tuổi của ông đập trở lại.

Ông lão đánh cá trọn đời bình dị và tự lập đã làm động lòng biết bao nhiêu người. Giữa xã hội Thái Lan đầy những tranh giành quyền lực, tiền tài, sự ra đi của ông buộc nhiều người nhìn lại mình. Soi vào tấm gương trong veo của “ngoại Yen”, một độc giả báo The Nation, sau khi thừa nhận mình và nhiều người khác mắc kẹt trong thế giới đầy toan tính, đã thốt lên: “Đó là lý do vì sao tất cả chúng con đều yêu ông, ngoại Yen à. Ông đã sống được như thế, còn chúng con thì không”.

Sau khi “ngoại Yen” từ trần, Bộ trưởng Y tế Thái Lan Chalerm Yubamrung đã yêu cầu các bệnh viện nhà nước dành những phòng khám đặc biệt cho người già để họ không phải chờ đợi lâu. Bộ cũng yêu cầu đến năm sau, mỗi quận huyện phải lập một câu lạc bộ cho người cao tuổi sống trên địa bàn.

THANH TRÚC tổng hợp
(Sưu tầm)

Monday, October 13, 2008

Thơ của thầy

Đón Xuân

Lớn khôn nhờ đức cha ông
Trí tuệ sự nghiệp tổ tông vui mừng
Đạo làm người chớ dửng dưng
Đem tâm hiếu kính hòa xuân đất trời.


Sa Môn Thích Diệu Bổn

Tiểu Sử Hòa Thượng Vạn Ân (Hương Tích) (1885 - 1967)

Ngài thuộc môn phái Lâm Tế tôn (Liễu Quán) thứ bốn hai mươi.
Sinh năm Bính Tuất (1885) tại thôn Vạn lộc, Vạn lộc, xã Hòa Mỹ, quận Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
Viên tịch vào hồi 1 giờ khuya mồng 8 tháng 2 năm Đinh Mùi (nhằm vía Đức Thế Tôn xuất gia, Phật lịch 2510)
Hưởng thọ 82 tuổi, thuộc giòng Nho phong họ Nguyễn.
Thân phụ của Ngài là ông cụ Nguyễn Chơn Tịnh.
Thân mẫu của Ngài là cụ bà Trần Thị Như Liên.
Năm 12 tuổi Ngài xuất gia học đạo, thọ giáo Tổ Nguyên Đạt (Chùa Long Trường) Húy là Trừng Thành.
Năm 21 tuổi Ngài thọ Cụ Túc giới tại Chùa Sắc Tứ Bát Nhã, Tuy An pháp hiệu VẠN ÂN.
Năm 26 tuổi Ngài dự vào hàng Tam Sư (tại Chùa Mông Đức, Phan Rang)
Sáu mươi mốt năm, vân du hành Đạo từ Phú Yên, Bạc Liêu, châu Đốc, Ninh Thuận, Bình Thuận và các tỉnh miền Nam. Ngoài việc giảng dạy giáo lý để hóa độ quần sanh, thì về mặc hình tướng Ngài đã kiến tạo và trùng tu cả thảy 22 ngôi Chùa. Ngôi Chùa Hương Tích là nơi Ngài khai sơn và trụ lâu nhất, hàng trăm vị xuất gia được đắc giới tại đây và gần đây là ngôi Bửu Tịnh tổ đình: Giáo hội cung thỉnh Ngài sung chức trưởng ban trùng tu ngôi Tổ đình để làm nơi Hoằng Đạo trung tâm cho Tỉnh giáo hội.
Với tuổi 77 là tuổi dưỡng lão; thế mà Ngài đã hoan hỉ nhận lãnh và thời gian chỉ có sáu năm, hơn nữa lại gặp hoàn cảnh chiến tranh khó khăn. Nhưng một ngôi Chùa không kém phần hùng vĩ nguy nga đã hiển hiện giữa thành phố Tuy Hòa. Vẫn biết việc thành tựu cao thượng trên phần lớn là do chư tôn Hòa Thượng, Thượng tọa Đại Đức và tín đồ. Nhưng phần tâm linh phải ghi nơi Ngài một tinh thần trách vụ cao cả.
Bên cạnh việc trùng tu và kiến tạo, Ngài còn rất lưu ý về mặt phát huy đạo đức, tiếp dẫn hậu lai; nên năm 1920 Ngài đã khai đại giới đàn, tại Chùa Khánh Long (Tuy Hòa). Năm 1956 Ngài dự vào hàng Tam sư Đại giới đàn toàn quốc; tổ chức tại Phật học viện Nha Trang.
Và trước đó Ngài đã đảm nhiệm trách vụ giảng sư tại Phật học đường Gia Giáo (Bạc Liêu) 3 năm. (Bạn đồng thời với Ngài là Ngài Pháp chủ Khánh Anh).
Hiện tại hàng đệ tử xuất gia tại gia của Ngài rất đông: Đại Đức Nguyên Hương người dùng thân đốt lên ngọn đuốc thứ hai giữa mùa Pháp nạn năm 1963 là tôn đệ của Ngài, gọi Ngài bằng Sư Ông.
Ngoài sự thông suốt và đem ba tạng giáo lý Kinh điển dạy đời. Ngài còn trọn dâng một tinh thần cao thượng tham gia tích cực trong các cuộc vận động đấu tranh cứu nguy Phật giáo mặc dù tuổi già sức yếu.
Hôm nay tóm lược đọc mấy dòng tiểu sử của vị cao Tăng đức độ, đã suốt đời hy sinh cho đạo pháp và chúng sanh, chúng ta nguyện nối chí Ngài, trong sứ mạng truyền lưu đạo đức và phổ cập tình thương về cho tất cả.
Nguyện xin Ngài nơi Lạc bang thượng phẩm, phóng đại từ tâm gia hộ.
Tuy Hòa ngày mồng 10 tháng 2 năm Đinh Mùi
Trưởng Tử Sa Môn Diệu Quang, kính soạn
Trích “Đặc san tu chứng, PL. 2510 - 1967”

Thích Diệu Quang

Sunday, September 28, 2008

Bình Ngô Đại Cáo

Thay trời hành hóa, hoàng thượng chiếu rằng,
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Nước non bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác;
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần;
bao đời xây nền độc lập;
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên;
mỗi bên hùng cứ một phương;
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có.
Cho nên: Lưu Cung tham công nên thất bại;
Triệu Tiết chí lớn phải vong thân;
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét.
Chứng cứ còn ghi.
Vưà rồi: Nhân họ Hồ chính sự phiền hà
Để trong nước lòng dân oán hận
Quân cuồng Minh thưà cơ gây loạn
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế
Gây thù kết oán trải mấy mươi năm
Bại nhân nghĩa nát cả đất trờị
Nặng thuế khóa sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc,
Ngán thay cá mập thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng,
Khốn nỗi rừng sâu nước độc.
Vét sản vật, bắt dò chim sả, chốn chốn lưới chăng.
Nhiễu nhân dân, bắt bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng,
Máu mỡ bấy no nê chưa chán,
Nay xây nhà, mai đắp đất,
Chân tay nào phục dịch cho vừa ?
Nặng nề những nổi phu phen
Tan tác cả nghề canh cửi.
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi!
Lòng người đều căm giận, Trời đất chẳng dung tha;
Ta đây: Núi Lam Sơn dấy nghĩa
Chốn hoang dã nương mình
Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống
Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời
Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối.
Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh,
Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn đo càng kỹ
Những trằn trọc trong cơn mộng mị,
Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi
Vừa khi cờ nghĩa dấy lên,
Chính lúc quân thù đang mạnh.
Lại ngặt vì: Tuấn kiệt như sao buổi sớm,
Nhân tài như lá mùa thu,
Việc bôn tẩu thiếu kẻ đở đần,
Nơi duy ác hiếm người bàn bạc,
Tấm lòng cứu nước,
Vẫn đăm đăm muốn tiến về Đông,
Cỗ xe cầu hiền,
Thường chăm chắm còn dành phía tả.
Thế mà:
Trông người, người càng vắng bóng,
Miịt mù như nhìn chốn bể khơi.
Tự ta, ta phải dốc lòng,
Vội vã hơn cứu người chết đói.
Phần vì giận quân thù ngang dọc,
Phần vì lo vận nước khó khăn,
Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần,
Lúc Khôi Huyện quân không một đội.
Trời thử lòng trao cho mệnh lớn
Ta gắng trí khắc phục gian nan.
Nhân dân bốn cõi một nhà,
Dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới
Tướng sĩ một lòng phụ tử,
Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào.
Thế trận xuất kỳ, lấy yếu chống mạnh,
Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều.
Trọn hay: Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạọ
Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật,
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay.
Sĩ khí đã hăng quuân thanh càng mạnh.
Trần Trí, Sơn Thọ nghe hơi mà mất vía,
Lý An, Phương Chính, nín thở cầu thoát thân.
Thừa thắng đuổi dài,
Tây Kinh quân ta chiếm lại,
Tuyển binh tiến đánh,
Đông Đô đất cũ thu về.
Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh hôi vạn dặm
Tụy Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm.
Phúc tâm quân giặc:
Trần Hiệp đã phải bêu đầu Mọt gian kẻ thù:
Lý Lượng cũng đành bỏ mạng.
Vương Thông gỡ thế nguy,
Mà đám lửa cháy lại càng cháy
Mã Anh cứu trận đánh Mà quân ta hăng lại càng hăng.
Bó tay để đợi bại vong,
Giặc đã trí cùng lực kiệt,
Chẳng đánh mà người chịu khuất,
Ta đây mưu phạt tâm công.
Tưởng chúng biết lẽ ăn năn
Nên đã thay lòng đổi dạ
Ngờ đâu vẫn đương mưu tính
Lại còn chuốc tội gây oan.
Giữ ý kiến một người,
Gieo vạ cho bao nhiêu kẻ khác,
Tham công danh một lúc,
Để cười cho tất cả thế gian.
Bởi thế: Thằng nhãi con Tuyên Đức động binh không ngừng
Đồ nhút nhát Thạnh, Thăng đem dầu chữa cháy
Đinh mùi tháng chín,
Liễu Thăng đem binh từ Khâu Ôn kéo lại
Năm ấy tháng mười,
Mộc Thạnh chia đường từ Vân Nam tiến sang.
Ta trước đã điều binh thủ hiểm,
Chặt mũi tiên phong
Sau lại sai tướng chẹn đường
Tuyệt nguồn lương thực
Ngày mười tháng tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế
Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu
Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh đại bại tử vong
Ngày hăm tám, thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn.
Thuận đà ta đưa lưỡi dao tung phá
Bí nước giặc quay mũi giáo đánh nhau
Lại thêm quân bốn mặt vây thành
Hẹn đến giữa tháng mười diệt giặc
Sĩ tốt kén người hùng hổ
Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh
Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn.
Đánh một trận, sạch không kình ngạc
Đánh hai trận tan tác chim muông.
Cơn gió to trút sạch lá khô,
Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ.
Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội,
Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng.
Lạng Giang, Lạng Sơn, thây chất đầy đường
Xương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ nước
Ghê gớm thay! Sắc phong vân phải đổi,
Thảm đạm thay! Ánh nhật nguyệt phải mờ.
Bị ta chặn ở Lê Hoa,
Quân Vân Nam nghi ngờ, khiếp vía mà vỡ mật
Nghe Thăng thua ở Cần Trạm,
Quân Mộc Thạnh xéo lên nhau, chạy để thoát thân.
Suối Lãnh Câu, máu chảy thành sông,
Nước sông nghẹn ngào tiếng khóc
Thành Đan Xá, thây chất thành núi,
Cỏ nội đầm đìa máu đen.
Cứu binh hai đạo tan tành, quay gót chẳng kịp,
Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng
Tướng giặc bị cầm tù,
Như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng
Thần vũ chẳng giết hại,
Thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh Mã Kỳ,
Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền,
Ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc,
Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa,
Về đến nước mà vẫn tim đập chân run.
Họ đã tham sống sợ chết mà hòa hiếu thực lòng
Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức.
Chẳng những mưu kế kì diệu
Cũng là chưa thấy xưa nay
Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới
Càn khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh
Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu
Muôn thuở nền thái bình vững chắc
Âu cũng nhờ trời đất tổ tông
Linh thiêng đã lặng thầm phù trợ;
Than ôi! Một cỗ nhung y chiến thắng,
Nên công oanh liệt ngàn năm
Bốn phương biển cả thanh bình,
Ban chiếu duy tân khắp chốn.
Xa gần bá cáo,
Ai nấy đều hay.

Saturday, September 27, 2008

Cường hào, ác bá thời chị Dậu cũng xin chào thua

Ông Trần Ngọc Quận với cánh tay còn
bầm tím sau khi bị công an và xã đội đánh
đập cách đây hơn 10 ngày

Vì lý do con trễ nải chuyện thi hành nghĩa vụ quân sự, người cha đã trên 50 tuổi bị gọi đến xã, bị tát tai và nện dùi cui.
Nhiều ngày nay, người dân thôn Long Mỹ (xã Ân Mỹ, Hoài Ân, Bình Định) rất bức xúc chuyện cán bộ xã triệu tập dân lúc buổi tối để đánh đấm.
Đánh xong còn buộc quỳ
Hơn mười ngày sau đêm bị đánh, cánh tay trái của ông Trần Ngọc Quận (54 tuổi, trú thôn Long Mỹ, xã Ân Mỹ, Hoài Ân) vẫn còn sưng húp và nhiều vết bầm. Ngày 24-9, chúng tôi có mặt tại nhà ông Quận. Ông Quận kể: “Ngày 8-9, tôi nhận được giấy triệu tập do Chủ tịch UBND xã Lê Văn Bình ký và ghi rõ lúc 19 giờ cùng ngày phải có mặt tại phòng xã đội - UBND xã để có việc cần. Khi đi mang theo giấy tờ tùy thân để làm việc. Nhất thiết không được vắng mặt. Đúng giờ, tôi có mặt, gặp Xã đội trưởng Lê Bình Hưng đang nằm coi tivi. Tôi bước vào phòng, chào ông ta rồi ngồi trên ghế. Bỗng ông Hưng đứng dậy, thẳng tay tát vào mặt tôi làm tôi choáng váng bật ra khỏi ghế. Đôi kính đeo mắt của tôi bay ra ngoài cửa sổ. Tiếp đó, ông Hưng mở cửa tủ lấy dùi cui và nện tới tấp lên đầu, vai, xương sườn và hai cánh tay của tôi. Tôi la làng thì tiếp tục bị nện gậy”. Tiếp đó, ông Lê Triều Tiên - Trưởng công an xã đến, lại túm tóc ông Quận giật ngược, tát tai, đấm đá tới tấp. Sau đó, ông Hưng mang ra cho ông Quận một xấp giấy bảo viết kiểm điểm và tường trình. “Tôi bảo tôi có tội gì mà viết kiểm điểm và tường trình? Ông Hưng và ông Tiên lại nhảy vào đánh đấm tôi túi bụi cho đến khi tôi gục xuống. Ông Tiên bảo: “Mày phải nói là dạ thưa anh Tiên”. Ông Tiên còn phun nước bọt vào mặt tôi rồi bảo tôi viết tường trình. Hai ông còn hăm dọa giết tôi nếu tôi la lớn. Tôi vừa quỳ vừa viết đến tờ thứ 15 thì tay mỏi rụng” - ông Quận bức xúc.
Rút đơn khiếu nại thì mới ký giấy!
Sáng 25-9, tại UBND xã Ân Mỹ, ông Lê Văn Bình - Chủ tịch UBND xã thừa nhận: “Chuyện anh em cán bộ đánh anh Quận là có và chính quyền đang kiểm tra làm rõ. Tôi cũng mới biết chuyện này”. Ông Bình cho biết chuyện đánh ông Quận xuất phát từ việc điều động nhập ngũ của con trai ông Quận là Trần Ngọc Quốc. Quốc trúng tuyển nghĩa vụ quân sự, nhiều lần được UBND và xã đội gọi đến tập trung nhưng vắng mặt. Đến ngày 8-9, xã gọi Quốc đến nhận quân trang để đưa qua huyện đội cho đủ quân số nhưng Quốc vẫn vắng mặt. Bà Lê Thị Lương - vợ ông Quận giải thích là Quốc có giấy báo điểm đậu vào Trường đại học Quang Trung. Gia đình đã xin chính quyền xã chờ Quốc có giấy báo nhập học để xin hoãn nghĩa vụ. Hôm nhận quân trang và đưa quân đi, Quốc đang vào Quy Nhơn để thuê phòng trọ chuẩn bị đi học. Bà Lương cho biết thêm, gia đình bà đã làm đơn khiếu nại khắp nơi chuyện ông Quận bị đánh. Sau đó, sáng 24-9, bà Lương mang số giấy tờ nhập học của Quốc đến UBND xã để trình ký. Ông Lê Văn Bình - Chủ tịch UBND xã bảo vợ chồng bà Lương phải viết giấy hủy bỏ việc khiếu nại thì ông Bình ký giấy cho Quốc đi học. Đến cuối giờ chiều 25-9, bà Lương vẫn chưa xin được chữ ký của ông chủ tịch xã. Trong khi đó, sáng 25-9 là hạn chót nhập học của Trường đại học Quang Trung.
Cũng hôm qua, UBND tỉnh Bình Định đã yêu cầu chủ tịch UBND huyện Hoài Ân khẩn trương chỉ đạo kiểm tra việc công an và xã đội trưởng xã Ân Mỹ đánh người, báo cáo chủ tịch tỉnh trước ngày 30-9. Vậy còn việc học của em Quốc, xã không ký xác nhận thì xử lý sao đây?

Theo Pháp Luật TPHCM


Phóng sự Huyền bí sông Hằng

Bộ này gồm 7 đĩa , coi hay. Link này chôm từ blog: http://taidj-phatphap.blogspot.com/
DVD ISO:
DVD1: http://www.megaupload.com/?f=PEPZBYO9
DVD2: http://www.megaupload.com/?f=7JC7TMMK
DVD3: http://www.megaupload.com/?f=VUMXRU3K
DVD4: http://www.megaupload.com/?f=7M5IJ6OY
DVD5: http://www.megaupload.com/?f=TXVFKBV4
DVD6: http://www.megaupload.com/?f=24Z6Z1I5
DVD7: http://www.megaupload.com/?f=735E69G7

Thursday, September 11, 2008

Đạo

1. Dùng phương tiện xấu thực hiện mục đích xấu: Ma đạo
2. Dùng phương tiện xấu thực hiện mục đích tốt: Trí Trá đạo
3. Dùng phương tiện tốt thực hiện mục đích xấu: Ngụy đạo
4. Dùng phương tiện tốt thực hiện mục đích tốt: Thánh đạo
Mọi người đều biết tất cả 4 đạo này, cho nên mới nói lòng người khó lường

Ở Đà Lạt mà nhớ... Đà Lạt


“Chim đỗ quyên hót/ ở Kinh đô/ mà nhớ Kinh đô” - một bài haiku trong vắt như tiếng chim vút lên bầu trời, những câu thơ hoài niệm về một Tokyo lắng sâu trong ký ức - của Matsuo Basho cách nay hơn 300 năm bỗng gieo vào tim tôi nỗi bâng khuâng. Tôi đang ở Đà Lạt, mà sao nhớ Đà Lạt đến thế...
Đà Lạt ngày xưa...
Từ tháng 6-2007 đến nay, tôi lên thành phố này bốn lần: phiêu linh nhân ngày nhà báo Việt Nam (mùa hè), lãng du cùng bạn bè - “những con chim trốn tuyết” từ Canada về với festival hoa Đà Lạt (cuối đông), đi trong đoàn tham quan của học viên Cao học văn hóa văn nghệ K.13 (đầu xuân) và bây giờ là mùa thu! Mùa nào cũng thừa nhộn nhịp!

“Đà Lạt sẽ là đô thị loại 1” (khẳng định của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng Nguyễn Hồng Quân); “Tầm nhìn quy hoạch phát triển TP Đà Lạt hướng đến đô thị hiện đại và có bản sắc” (tên cuộc hội thảo vừa tổ chức tại TP Đà Lạt ngày 27-8-2008)... Những từ ngữ ấy chỉ gợi cho tôi nỗi lo về diện mạo tương lai của một trong những thành phố đẹp nhất châu Á. Cái đẹp rất “bản sắc” hơn 100 năm qua đang bị tàn phá chẳng phải do thời gian khắc nghiệt mà do suy nghĩ “hiện đại” theo nghĩa thực dụng, “ăn xổi ở thì” của con người!
Đà Lạt ngày xưa nhắm mắt lại cũng nghe tiếng thông reo, tiếng chuông nhà thờ thanh thoát, tiếng chuông chùa trầm ngâm - một thành phố ở trong rừng! Mùa hè, nhiệt độ Đà Lạt lúc mặt trời đứng bóng chỉ khoảng 18oC, suốt ngày từ rét đến se lạnh khiến con gái miền Tây Nam bộ da ngăm nắng gió phù sa mà mấy ngày lên đây đôi má cũng đỏ hây hây.
Đà Lạt ngày xưa có những con đường nhỏ màu đất đỏ bazan dẫn vào các biệt thự và nhà dân lẫn trong rừng thông, ven đường mọc rất nhiều hoa hồng, hoa lyz, hoa sim, hoa cúc.... Chúng tôi chỉ đi một nhoáng là trở về khách sạn với những bó hoa hoang dại, mặt đứa nào cũng ngây ngất hạnh phúc!
Đà Lạt ngày xưa có nhiều nơi – Đồi Cù, thung lũng Tình Yêu; rừng thông quanh hồ Than Thở... và nhiều, nhiều nữa - để trẻ em, nam nữ thanh niên dựng lều, thả sức cười nói, hát vang, đùa giỡn mà không sợ bị ai rầy rà, không ngại làm phiền sự yên tĩnh cần được tôn trọng của người khác vì những âm thanh vui tươi ấy đều trở nên nhỏ nhoi, lẫn trong thông reo, hòa trong gió và thiên nhiên bao la của Đà Lạt.
Đà Lạt ngày xưa rất “chung” vì thiên nhiên tươi đẹp là tài sản của tất cả mọi người. Đà Lạt ngày xưa rất “riêng” vì khi được hòa với thiên nhiên thì cũng chính là lúc con người có những khoảnh khắc ngẫm ngợi, mơ mộng trong không gian trầm tư, man mác buồn. Cái đẹp Đà Lạt ngày xưa lạ lắm! Nó làm người đang yêu thêm khát khao chia sẻ nồng nàn và người chưa yêu chợt cười, chợt mắt rươm rướm như đang ôm... khối tình si!
Thà rằng “công chúa hãy ngủ đi...!”
Ngày xưa ấy nào có xa xôi, chỉ 15 năm về trước!
Đà Lạt bây giờ ít sương mù, thiếu cái lạnh se sắt, mất hẳn mùi hương cỏ hoa bảng lảng trong không gian. Hàng vạn cây thông đã bị đốn hạ để nhường chỗ cho khách sạn, nhà hàng, nhà ở... – “ tiền trảm” (chặt thông, chiếm đất), “hậu tấu” (hợp thức hóa) có; phá rừng thông, thu hẹp đất trồng hoa, rau để mở rộng đô thị theo quy hoạch, có!
Danh thắng Đồi Cù từng đi vào tranh, ảnh, văn chương và ký ức của hàng triệu người đã bị “cách ly” hoàn toàn với tài sản thiên nhiên chung của Đà Lạt - của mọi người - để thành một sân golf cho một nhúm người giàu có. Tôi hết sức buồn khi đứng bên hồ Xuân Hương, đưa cho con gái tôi tấm ảnh và chỉ vào cái hàng rào kín bưng chạy hút tầm mắt và nói: “Trong kia là Đồi Cù, còn đây là ảnh của mẹ chụp ở nơi đó, ngày xưa...”.
Danh thắng nào có thể “bán vé thu tiền” là người ta tận thu - điều này có thể cảm thông nếu đối xử với danh thắng như một di sản thiên nhiên – văn hóa đáng kính trọng. Hồ Than Thở thiếu nước nằm hấp hối giữa rừng thông lưa thưa. Thác Cam Ly đã “làm” được khá nhiều tiền sao vẫn bốc mùi hôi thối. Nơi đứng nhìn xuống thung lũng Tình Yêu ngày xưa bạt ngàn thông nắm tay nhau chạy xuống đáy thung giờ bị “xé nhỏ” thành những kiosque, những mảng bê tông hóa, những cụm hoa như mọi công viên..., còn “nhân vật chính” là thung lũng Tình Yêu” thì phơi đáy, trơ trọi, với dấu tích bị đào xới lấy quặng titan còn đó. Du khách không có gì để nhìn ngắm vẻ đẹp thiên nhiên đúng nghĩa mà cứ chạy từ chỗ này sang chỗ kia để chụp hình, để lấy cho được chữ “Thung lũng Tình yêu” - những tấm hình mà có phóng “đại cỡ” cũng không thấy đâu thực là... thung lũng!Trúc Lâm Thiền viện vốn uy nghi với đường lên khúc khuỷu, du khách tạm gác lại thất tình lục dục dưới chân đồi để tìm đến chốn thanh cao nơi cửa Phật. Bây giờ đường nhựa chạy đến tận cổng, rồi cáp treo, du thuyền, các dịch vụ khác chào mời khách, đến nỗi vào tận Phật Đường nghiêng ngã để chụp hình (!?). Thiền môn ngày nào cũng náo động. Thiếu Lâm Tự (Trung Quốc), Nhà thờ thánh Phêrô (Rome), Khu lưu niệm L.Tolstoi... đón hàng chục triệu lượt khách/năm mà người đến người đi đều nhẹ nhàng trong tiếng chuông, tiếng cầu kinh thì thầm, tiếng lá xào xạc trên cây sồi đại thụ. Có đâu mà...
Đà Lạt sẽ “hiện đại” như thế nào? Chắc chắn sẽ đông dân hơn, nhiều công trình xây dựng có quy mô và đẳng cấp hơn, tốc độ đô thị hóa – thương mại hóa Đà Lạt sẽ tăng với tốc độ chóng mặt vì bảng lảng trong không gian thành phố cao nguyên này ngay bây giờ không phải là mùi cỏ hoa mà “mùi tiền”. Giá bất động sản nhảy múa, ngày càng nhiều đại gia lăm le nhảy vào “hiện đại hóa” Đà Lạt... Và dù có “cơi nới” Đà Lạt về hướng nào, “sáp” vào Đà Lạt thêm huyện nào thì diện tích rừng, số làng rau, làng hoa cũng co rút lại! Nếu người ta đã bỏ ngoài tai công luận để “rào” cả một Đồi Cù rộng lớn cạnh hồ Xuân Hương ngay trung tâm thành phố làm sân golf, từng cho nuôi cá tầm trên hồ Tuyền Lâm... thì việc xóa sổ một ít làng rau, làng hoa sinh lợi kém và không hiện đại cùng một ít rừng... có gì mà không thể!
Chợt nhớ ngày khôi phục sân ga Đà Lạt, một bài báo viết: “Đánh thức nàng công chúa ngủ trong rừng!”. Thà rằng công chúa cứ ngủ tiếp, “thức” kiểu này, buồn lắm!
Matsuo Basho ơi, ở Đà Lạt mà nhớ Đà Lạt!
Nguyễn Thị Kỳ


(Sưu tầm)
Nguồn: http://www.sggp.org.vn/xahoi/2008/9/164662/

Tuesday, May 13, 2008

Jucelino Nóbrega da Luz : NGƯỜI TIÊN TRI VỀ TƯƠNG LAI CỦA NHÂN LOẠI TRÊN THẾ GIỚI

Jucelino sinh vào tháng 3 năm 1960 tại thành phố Maringa thuộc tiểu bang Parana của nước Ba Tây.
Hiện nay đang cư ngụ tại một vùng ngoại ô của Ba Tây tên gọi là Thánh Pao lồ. Ong đã sanh được 4 người con gái và đang là giáo sư giảng dậy môn Anh văn.
NGƯỜI TIÊN TRI VỀ TƯƠNG LAI CỦA NHÂN LOẠI TRÊN THẾ GIỚI
(Lời Nhập Dẫn)
http://www.martin-wagner.org/prophecies.htm

Nhà tiên tri Juselino sanh năm 1960 tại nước Ba Tây. Ông từng dự đoán nhiều sự kiện và các thảm họa đã xảy ra trên thế giới bao gồm sự kiện 911, chiến tranh Iraq và sự bại trận của Tổng thống Saddam Hussein cùng sự bị bắt giữ và xử tội của ông ta, trận động đất cùng sóng thần (tsunami) tại quần đảo Indonesia, và sự tạ thế của đức Giáo hoàng Phao Lồ đệ nhị.
Vào ngày 30 tháng 4 năm 1997, Juselino đã gửi đến cho tổng thống nước Indonesia một lá thư về sự dự đoán của ông là vào ngày 26 tháng 12 năm 2004, vào lúc 7 giờ, sẽ có một trận động đất với cường độ 8.9 và nó sẽ tạo nên một cơn sóng thần cao đến 10 mét. Juselino nhận được thư phúc đáp của vị Tổng thống này là: "……. có rất nhiều sự việc mà chúng tôi không thể không đi làm nhưng chúng tôi không thể giải quyết những việc chưa phát sinh. " Juselino cũng có rất nhiều dự đoán rất kinh hồn và đồng thời cũng đang sắp sửa tới trước mắt của chúng ta.
Năm 2008: vào tháng 7, tại Nhật Bản, sẽ có một trận động đất và cơn sóng thần với chiều cao 30 mét. Vào ngày 17 tháng 12, tại Mỹ, sẽ có khủng bố xảy ra. Vào ngày 18 tháng 9, tại Trung Quốc, sẽ có một cuộc động đất với cường độ trên 9.1 Địa điểm xảy ra động đất là Nam Kinh và đảo du lịch Hải Nam là trung tâm địa chấn. Cơn sóng thần cao của nó cao đến 30 mét, sẽ mang đến sự tử vong cho hàng triệu người. Tuy rằng sau Thế Vận Hội Olympic mới có động đất này, trước Thế Vận Hội đã có các triệu chứng báo hiệu là các cơn động đất nhỏ. Vì chính phủ Trung Quốc đang đổ dồn hết sức lực để lo cho việc tổ chức Thế Vận Hội nên sẽ lờ đi các cơn tiền chấn này, không chuẩn bị trước các sách lược để đối phó. Chính phủ Trung Quốc cũng có ý muốn ém nhẹm sự kiện này. Những hành động này của chính phủ Trung Quốc, nếu có, thì sẽ mang đến tai họa thảm khốc và trùng hợp với câu trích dẫn của Mr. "Time Traveler" John Titor rằng "Thế Vận Hội Olympic 2004 tại Hy Lạp sẽ là cái cuối cùng.của thế giới
Năm 2010: tại nhiều quốc gia ở Phi Châu, nhiệt độ sẽ lên cao đến 58 độ Celcius và đồng thời có sự khan hiếm nước nghiêm trọng. Vào ngày 15 tháng 6, thị trường Stock Dow Jones của NewYork sẽ bị sụp đổ và kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm.
Năm 2011: phương pháp trị liệu ung thư thành công, nhưng đồng thời có một loại bệnh độc lạ xuất hiện. Người nào bị nhiễm cơn bệnh này thì sẽ chết ngay sau đó 4 tiếng đồng hồ.
Năm 2013: ngoài bệnh ung thư bướu não, phương cách trị liệu các bệnh ung thư khác đều thành công. Tại vùng quần đảo Canary của Tây Ban Nha, từ ngày 1 cho đến ngày 25 tháng 11, vì sự bộc phát của núi lửa, địa chấn phát sanh ra. Tiếp sau đó sẽ có một cơn sóng thần với độ cao 150 mét . Khi dồn vào đến quần đảo Canary, nó còn cao đến 80 mét. Tại Mỹ và Ba Tây cũng chịu ảnh hưởng của cơn sóng thần, nước biển sẽ tràn sâu vào đất liền khoảng từ 15 đến 20 dặm Anh. Ngoài biển, trước cơn sóng thần này, nước biển sẽ rút xuống 6 mét và các loài chim bay đầy trên bầu trời.
Năm 2014: có một tiểu hành tinh đến gần và sẽ có sự va chạm với địa cầu. Sự va chạm này có thể mang đến sự diệt vong nhân loại.
Năm 2015: trong tháng 11, nhiệt độ trung bình của trái đất sẽ đạt đến 59 độ Celcius và thế giới đại loạn sẽ phát sinh.
Năm 2016: vào trung tuần tháng 4, Typhoon sẽ phát sinh tại Trung Quốc; một số thành phố lớn bị phá hoại. Tổng thống Mỹ George W. Bush sẽ khẩn cấp nhập viện về bệnh trạng ảnh hưởng đến tính mạng.
Năm 2026: vào tháng 7, tại San Francisco sẽ xảy ra một cuộc động đất kinh thiên động địa (The Big One) vô tiền khoáng hậu. Đất tại lằn nứt Saint Antonio bị phá và làm tiểu bang California bị sụp đổ. Rất nhiều núi lửa sẽ phát sinh và các cơn sóng thần cao trên 150 mét.
Từ những dự đoán của Juselino, nhiệt độ của địa cầu đến năm 2012 tại Phi Châu sẽ đạt đến 58 độ Celcius và nạn thiếu nước trầm trọng sẽ xảy ra. Sự gia tăng nhiệt độ tiếp tục gia tăng đến năm 2015 sẽ đạt tới 59 độ Celcius; nhiều người bị nóng chết và nhân loại trên toàn cầu bị rơi vào khủng hoảng. Bất luận như thế nào, sự gia tăng nhiệt độ của địa cầu thì nhanh chóng hơn là sự suy đoán của các khoa học gia trên thế giới đã cho là rất chậm.
Những sự kiện này nếu đúng thì thời gian cho nhân loại không còn lai bao nhiêu !
Năm 2007: những thời gian cuối của năm 2007 là thời gian cảnh tỉnh cho nhân loại. Mr Juselino kỳ vọng rằng trên thế giới có sự biến chuyển ý thức hệ rất là lớn.
Người Chiêm Tinh Đoán Biết Tương lai của Nhân Loại và Địa Cầu
Juselino sanh năm 1960 chức nghiệp hiện tại là giáo sư . Đang sống với 1 vợ và 4 con gái, sinh hoạt rất là thanh đạm. Ông là người rất thẳng thắn, công minh. Tất cả những lờì tiên đoán về những đại nạn phát sinh của ông đều ghi đầy đủ rõ ràng ngày tháng năm. Để cho bất cứ nhũng người nào muốn xác thực tính chân thực của các dự đoán này, Juselino đã đem đăng ký các lời giải đoán này trong Bưu Điện Ba Tây để làm phương tiện xác định.
Những dự đoán của Juselino đã liên tục phát sinh. Nếu trong mộng của thấy được những chuyện mà đối tượng là một cá nhân thì ông sẽ chỉ nói với riêng biệt với cá nhân đó thôi. Nhưng nếu đối phương là một vị nguyên thủ quốc gia hoặc là người có địa vị trong xã hội có sức ảnh hưởng rất lớn đến xã hội, thì ngoài cá nhân của người đó ra, Juselino cũng thông báo cho các sơ quan sở tại như các cơ quan thông tin của nhà nước và quần chúng.
Juselino và những người tiên đoán khác có chỗ không giống nhau là những gì Juselino thấy được trong mộng thì hoàn toàn được bộc lộ và trực tiếp truyền đạt đến đương sự. Ngoài ra, như đã tường thuật như trên, những sự kiện được tiên đoán đều được đăng bộ và có những chỉ dẫn rõ ràng cho những người nào muốn đến sao lục tìm tòi các lời tiên đoán này. Juselino cũng bỏ vào các điện tín mà ông đã gửi đến cho các đương sự.
Thường thường Juselino phải mất từ 3 đến 4 giờ mỗi ngày để giải quyết việc sắp xếp các hồ sơ tiên tri này. Có khi Juselino cũng phải chi trả nhiều tiền cho các dịch vụ đăng ký, đăng bộ, gửi thư, đánh fax mà tất cả tiền bạc đều chỉ từ bản thân cá nhân của Juselino, từ sự tiết kiệm tiền bạc trong cuộc sống thanh bần dạy học của ông.
Có người hỏi Juselino từ tuổi nào thì ông đã bắt đầu có sự tiên tri từ giấc mộng của ông. Juselino đáp rằng việc này đã khởi sự từ lúc năm ông lên 9 tuổi (năm 1969). Trong 1 giấc mộng, ông có thể thường trông thấy được 3 sự kiện và có lúc nhiều nhất lên đến 9 sự kiện. Juselino nói rằng những giấc mộng từ sự bất tri bất giác của ông. Ông không có khả năng tự chủ với các giấc mộng này.
Vào lúc ông 19 tuổi, Juselino đã có dịp gặp nhà tiên tri nổi tiếng. Francisco Shabiz. Ông Francisco đã 2 lần được đề nghị cho giải Nobel. Ông này là một người có đặc dị công năng (phép thần thông) đồng thời cũng là một nhà từ thiện .
Từ sau sự gặp gỡ này, cho đến ngày nay, tổng số các sự kiện mà Juselino dự đoán đã lên đến hơn 80 ngàn.
Hồ tưởng lại một sự kiện Juselino đã dự đoán trên thế giới và đã trở thành thực tế là việc ám sát công nương Dianna: Vào ngày 4 tháng 3 năm 1997, từ sở Bưu điện Bazil, một thư cảnh cáo đã gửi cho Dianna. Trong thư, Juselino nói: "Tôi nhận được tin tức từ Thượng Đế cho biết rằng có người ác ý thiết kế mưu sát Ngài bằng một tai nạn xe cộ. . Bảy vị Thiên sứ đã nói với tôi rằng, trong viêc xe cộ này, sanh mạng của Ngài cũng bị mất đi. Các chuyêng gia sẽ cho là một tai nạn bình th ường, không phải là sư ám sát nhưng mà họ hoàn toàn trật lất hết. Người hung thủ sát nhân là người thân cận Ngài . Việc này sẽ xảy ra trước năm 2000."
Juselino cũng đem sự cảnh cáo này đến cho các tờ báo lớn nhất của nước Anh như là Times, Daily Telegrah và Gardian. Nhưng tin tức này bị ém nhẹm không được đăng tải, Đến 5 tháng sau đó, vào tháng 8 năm 1997, khi tai nạn xe cộ này đã xảy ra như lời Juselino, báo chí Anh mới làm rùm beng việc này lên. Và đúng như Juselino nói, chính quyền Anh đã xem việc này như là một tai nạn xe cộ không cần lưu ý. Sự chính xác của lời tiên tri không chỉ làm cho thế giới chấn động mà còn là sự chấn động rằng sự âm mưu ám sát từ Hoàng Gia Anh.
Mặc dầu Juselino dự đoán rằng là việc này phát sinh ra trước năm 2000 nhưng ông đã có gửi cho tổng thống Ba Tây Cardodo 2 năm trước đó (thư này có đóng mộc đăng ký) đề cập từ khoảng từ 1997 và 1998 Vương phi Dianna sẽ bị tử nạn.
Trung Tâm Mậu dịch Thế giới (trung tâm 2 tầng lầu ở New York):
Năm 1989, Juselino gửi tổng thống Mỹ và lãnh sự quán Anh ở Mỹ cũng nhận được thư cảnh cáo (ngày 26 tháng 10 năm 1989). Lá thư cảnh cáo này có đăng ký tại Panama trong văn phòng thị thực của ông Klicheeba.
Trong thư cảnh cáo này, Juselino nói rằng, vào năm 1993, trung tâm mậu dịch thế giới sẽ bị một sự công kích lần thứ nhất, nhưng không xác định ngày tháng rõ ràng. Tuy nhiên, ông đã cho biết sự công kích lần thứ 2 vào ngày 11 tháng 9 năm 2001. Cũng như sự dự đoán của Juselino, 3 năm sau đó, vào ngày 26 tháng 2 năm 1993, có một vụ nổ ở bãi đậu xe làm khá nhiều người chết. Và lần thứ hai, 12 năm sau, sự kiện 911 đã làm kinh động toàn thế giới.
Những sự việc làm cho mọi người kinh ngạc hơn là, sau 911, sự bùng nổ chiến tranh giữa A Phú Hãn và Iraq. Iraq bị thua trận và tổng thống Saddam Hussein sẽ chạy đến trung bộ của thành phố Dawool để lẫn trốn trong đó.
Như các vị đã biết, tất cả mọi việc Juselino đoán đều đã phát sinh. Thư cảnh cáo này cũng có gửi cho Tổng thống Mỹ Bush cha ngày 28 tháng 10 năm 1989. Dự báo thư này cũng gửi cho Bill Clinton. Trong thư cho Bill Clinton, Juselino trình bày sự quan tâm đến sự khủng bố tại Manhantan, "Hai toà nhà sẽ bị một quả cầu bao vây. Có thể có người sẽ xem đó là một việc giỡn chơi, không cho đó là 1 việc thành thực vì thế tôi mới gửi thư đến các tờ báo Mỹ để hy vọng được đăng tải."
Như trên tường thuật, với tất cả sự kiện phát sinh trong xã hội như vậy, Juselino đều công khai thông báo. Ông không chỉ thông báo mà vẫn còn đem nội dung công hàm đến cho các nhà báo.
Nhưng cho đến nay, hầu như không có một đài truyền thông nào tiếp nhận một cách công khai và loan báo các sự kiện này cho thế giới biết. Cũng như ở Miami, nhà báo Helleroot có gửi thư trả lời cho Juselino như thế này: "Cơ quan thông tin của chúng tôi có nhận thư của ông vào ngày 26 htháng 10 năm 1989 là ông có đoán Trung Tâm Mậu dịch ở Manhantan sẽ bị khủng bố vào ngày 11 tháng 9 năm 2001, chúng tôi đánh giá cao sự tiên đoán này sau đó ông cũng có đụ đoán Mỹ sẽ có chiến tranh với Iraq và Saddam Hussein sẽ bỏ chạy vào Trung bộ của Iraq tên là Dawool. Những tình tiết xảy ra rất chính xác nhưng chúng tôi không dám tiết lộ vì sợ rằng mang đến sự khủng hoảng trong quần chúng…"
Đối với sự trốn chạy của Saddam Hussein phát sinh vào ngày 13 tháng 9 năm 2001. trong thư Juselino gửi thư đến tổng thống Bush mô tả về chỗ hầm núp của Juselino. Ông có cho biết ngoài hầm trú ẩn, nằm sát bên con song Chigulus, có một tờ báo viêt về Noah's Ark. Trên hầm này có một miếng gỗ đậy và chỗ ra vào của miệng hầm có những rác rưởi che để che mắt thiên hạ. Sau này, người ta đọc lại tất cả chi tiết tường thuật về chỗ này thì thấy đúng tất cả.
Thực tế, những dự đoán kinh thiên động địa của Juselino vẫn không ngừng. Về vấn đề Saddam Hussein bị bắt thì chúng ta biết là ông bị kết tội và bị kết án tử hình vào ngày 30 tháng 12 năm 2006 sẽ bị tử hình. Và sau đó, quốc hội Iraq và Shiai đối nghịch với nhau rất kịch liệt, nhất thời mở ra cuộc nội loạn. Ngày đêm đều làm chết rất nhiều người.
Sự phán tội cho Saddam Hussein và nội chiến của Iraq tất cả đều đúng với sự tiên đoán Juselino. Trong lá thư 3 mà ông đã gửi đến đài phát thanh Pass FM của vào ngày 29 tháng 5 năm 2006: "Quốc hội Iraq phán Saddam Hussein có tội có thể bị tử hình vào ngày 30 tháng 12 năm 2006. Toàn quốc Iraq vì việc này trở thành sự đấu tranh và cướp đi nhiều sanh mạng". Ngoài những việc này ra, trong mộng Juselino cũng thấy được thiên tai nhân họa của thế giới. Với khả năng nhìn thấu tương lai nhân loại, ông không phải là người bình thường.
Về cơn song thần ở Indonesia, tại đảo Sumatra, Juselino có gửi thư cảnh cáo đến đại sứ quán Ấn Độ tại Ba Tây 8 năm trước. Thư cảnh cáo này có nôi dung "vào ngày 26 tháng 12 năm 2004, ở Indonesia đảo Sumatra tỉnh Ache sẽ phát sinh động đất với cường độ 8.9 Soeharto.

(Sưu tầm)

Saturday, April 5, 2008

Sáo thần Nguyễn Đình Nghĩa

Người đã chết nhưng tiếng sáo của ông chắc chắn lưu truyền muôn thưở.

http://www.megaupload.com/?d=KSW59W08
(Be countinue...)

Ngoại cảm, gọi hồn

Đây là link dành cho những ai thích nghiên cứu về ngoại cảm, bao gồm:

- Thiếu tướng Nguyễn Chu Phác phát biểu - chủ nhiệm bộ môn Cận tâm lý (Video)
- Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải nói về ngoại cảm (video)
- Phan Thị Bích Hằng phát biểu tại chù Thiền Quang (2 part)
- Giới thiệu về Trung Tâm Nghiên cứu tiềm năng con người (video)
- Giới thiệu bộ môn năng lựong sinh học (video)
- Giới thiệu bộ môn thông tin dự báo (video)
- Gọi hồn (video)
- Tìm mộ luật sư Mão (video)
- Bích Hằng tìm mộ tại chiến trường Kbanak (video)
- Bích Hằng nói chuyện năm 2006(Audio)
- Tìm mộ (đề tài TK08)
- Bác Hồ nhập vong nhà ngoại cảm Nguyễn Thị Minh Nghĩa
- Ngoại cảm VN (BBC)

Link: http://www.megaupload.com/vn/?f=LVC4KZFL

Thursday, April 3, 2008

Hà Tiên thập cảnh - Hòn Phụ Tử



Hòn Phụ Tử ngày nay.
Cha là Trời, Mẹ là Đất của nhân loại. Có lẽ kẻ làm con đã làm nhiều điều quấy nên cha không muốn nhìn thấy cả cái cảnh bầy con lao nhao hút cạn kiệt nước ngầm Sài Gòn làm sụt lún đất mẹ.

Đánh số đề

Ở Đà Lạt, nếu muốn đánh số đề thì xin mời ra khu Hòa Bình ghi số của Nhà nước (Công ty Xổ số Kiến thiết Lâm Đồng) sẽ không bị Công An bắt.
Còn muốn lời nhiều mà ghi chui thì coi chừng !!! Hic, có khi phải ra tòa nữa là khác

Wednesday, April 2, 2008

Tiếng sáo thiên thai

Chú Đại Bi in Sanskrit




Thần Chú Đại Bi

(Sanskrit) Great Compassion Mantra

1. Namah Ratnatrayaya. 2. Namo Arya 3. VaLokitesvaraya. 4. Bodhisattvaya 5. Mahasattvaya. 6. Mahakaruniakaya. 7. Om. 8. Sarva Rabhaye. 9. Sudhanadasya. 10. Namo Skrtva i Mom Arya 11. Valokitesvara Ramdhava. 12. Namo Narakindi. 13. Herimaha Vadhasame. 14. Sarva Atha. Dusubhum. 15. Ajeyam. 16. Sarva Sadha. 17. Namo Vaga. 18. Mavadudhu. Tadyatha. 19. Om. Avaloki. 20. Lokate. 21. Karate. 22. Ehre. 23. Mahabodhisattva. 24. Sarva Sarva. 25. Mala Mala 26. Mahe Mahredhayam. 27. Kuru Kuru Karmam. 28. Dhuru Dhuru Vajayate. 29. Maha Vajayate. 30. Dhara Dhara. 31. Dhirini. 32. Svaraya. 33. Cala Cala. 34. Mamavamara. 35. Muktele. 36. Ehe Ehe. 37. Cinda Cinda. 38. Arsam Pracali. 39. Vasa Vasam 40. Prasaya. 41. Huru Huru Mara. 42. Huru Huru Hri. 43. Sara Sara. 44. Siri Siri. 45. Suru Suru. 46. Bodhiya Bodhiya. 47. Bodhaya Bodhaya. 48. Maitriya. 49. Narakindi. 50. Dharsinina. 51. Payamana. 52. Svaha. 53. Siddhaya. 54. Svaha. 55. Maha Siddhaya. 56. Svaha. 57. Siddhayoge 58. Svaraya. 59. Svaha. 60. Narakindi 61. Svaha. 62. Maranara. 63. Svaha. 64. Sirasam Amukhaya. 65. Svaha. 66. Sarva Maha Asiddhaya 67. Svaha. 68. Cakra Asiddhaya. 69. Svaha. 70. Padmakastaya. 71. Svaha. 72. Narakindi Vagaraya. 73. Svaha 74. Mavari Samkraya. 75. Svaha. 76. Namah Ratnatrayaya. 77. Namo Arya- 78. Valokites- 79. Varaya 80. Svaha 81. Om Siddhyantu 82. Mantra 83. Padaya. 84. Svaha.