Sunday, September 28, 2008

Bình Ngô Đại Cáo

Thay trời hành hóa, hoàng thượng chiếu rằng,
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Nước non bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác;
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần;
bao đời xây nền độc lập;
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên;
mỗi bên hùng cứ một phương;
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có.
Cho nên: Lưu Cung tham công nên thất bại;
Triệu Tiết chí lớn phải vong thân;
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét.
Chứng cứ còn ghi.
Vưà rồi: Nhân họ Hồ chính sự phiền hà
Để trong nước lòng dân oán hận
Quân cuồng Minh thưà cơ gây loạn
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế
Gây thù kết oán trải mấy mươi năm
Bại nhân nghĩa nát cả đất trờị
Nặng thuế khóa sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc,
Ngán thay cá mập thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng,
Khốn nỗi rừng sâu nước độc.
Vét sản vật, bắt dò chim sả, chốn chốn lưới chăng.
Nhiễu nhân dân, bắt bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng,
Máu mỡ bấy no nê chưa chán,
Nay xây nhà, mai đắp đất,
Chân tay nào phục dịch cho vừa ?
Nặng nề những nổi phu phen
Tan tác cả nghề canh cửi.
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi!
Lòng người đều căm giận, Trời đất chẳng dung tha;
Ta đây: Núi Lam Sơn dấy nghĩa
Chốn hoang dã nương mình
Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống
Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời
Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối.
Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh,
Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn đo càng kỹ
Những trằn trọc trong cơn mộng mị,
Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi
Vừa khi cờ nghĩa dấy lên,
Chính lúc quân thù đang mạnh.
Lại ngặt vì: Tuấn kiệt như sao buổi sớm,
Nhân tài như lá mùa thu,
Việc bôn tẩu thiếu kẻ đở đần,
Nơi duy ác hiếm người bàn bạc,
Tấm lòng cứu nước,
Vẫn đăm đăm muốn tiến về Đông,
Cỗ xe cầu hiền,
Thường chăm chắm còn dành phía tả.
Thế mà:
Trông người, người càng vắng bóng,
Miịt mù như nhìn chốn bể khơi.
Tự ta, ta phải dốc lòng,
Vội vã hơn cứu người chết đói.
Phần vì giận quân thù ngang dọc,
Phần vì lo vận nước khó khăn,
Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần,
Lúc Khôi Huyện quân không một đội.
Trời thử lòng trao cho mệnh lớn
Ta gắng trí khắc phục gian nan.
Nhân dân bốn cõi một nhà,
Dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới
Tướng sĩ một lòng phụ tử,
Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào.
Thế trận xuất kỳ, lấy yếu chống mạnh,
Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều.
Trọn hay: Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạọ
Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật,
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay.
Sĩ khí đã hăng quuân thanh càng mạnh.
Trần Trí, Sơn Thọ nghe hơi mà mất vía,
Lý An, Phương Chính, nín thở cầu thoát thân.
Thừa thắng đuổi dài,
Tây Kinh quân ta chiếm lại,
Tuyển binh tiến đánh,
Đông Đô đất cũ thu về.
Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh hôi vạn dặm
Tụy Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm.
Phúc tâm quân giặc:
Trần Hiệp đã phải bêu đầu Mọt gian kẻ thù:
Lý Lượng cũng đành bỏ mạng.
Vương Thông gỡ thế nguy,
Mà đám lửa cháy lại càng cháy
Mã Anh cứu trận đánh Mà quân ta hăng lại càng hăng.
Bó tay để đợi bại vong,
Giặc đã trí cùng lực kiệt,
Chẳng đánh mà người chịu khuất,
Ta đây mưu phạt tâm công.
Tưởng chúng biết lẽ ăn năn
Nên đã thay lòng đổi dạ
Ngờ đâu vẫn đương mưu tính
Lại còn chuốc tội gây oan.
Giữ ý kiến một người,
Gieo vạ cho bao nhiêu kẻ khác,
Tham công danh một lúc,
Để cười cho tất cả thế gian.
Bởi thế: Thằng nhãi con Tuyên Đức động binh không ngừng
Đồ nhút nhát Thạnh, Thăng đem dầu chữa cháy
Đinh mùi tháng chín,
Liễu Thăng đem binh từ Khâu Ôn kéo lại
Năm ấy tháng mười,
Mộc Thạnh chia đường từ Vân Nam tiến sang.
Ta trước đã điều binh thủ hiểm,
Chặt mũi tiên phong
Sau lại sai tướng chẹn đường
Tuyệt nguồn lương thực
Ngày mười tháng tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế
Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu
Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh đại bại tử vong
Ngày hăm tám, thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn.
Thuận đà ta đưa lưỡi dao tung phá
Bí nước giặc quay mũi giáo đánh nhau
Lại thêm quân bốn mặt vây thành
Hẹn đến giữa tháng mười diệt giặc
Sĩ tốt kén người hùng hổ
Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh
Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn.
Đánh một trận, sạch không kình ngạc
Đánh hai trận tan tác chim muông.
Cơn gió to trút sạch lá khô,
Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ.
Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội,
Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng.
Lạng Giang, Lạng Sơn, thây chất đầy đường
Xương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ nước
Ghê gớm thay! Sắc phong vân phải đổi,
Thảm đạm thay! Ánh nhật nguyệt phải mờ.
Bị ta chặn ở Lê Hoa,
Quân Vân Nam nghi ngờ, khiếp vía mà vỡ mật
Nghe Thăng thua ở Cần Trạm,
Quân Mộc Thạnh xéo lên nhau, chạy để thoát thân.
Suối Lãnh Câu, máu chảy thành sông,
Nước sông nghẹn ngào tiếng khóc
Thành Đan Xá, thây chất thành núi,
Cỏ nội đầm đìa máu đen.
Cứu binh hai đạo tan tành, quay gót chẳng kịp,
Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng
Tướng giặc bị cầm tù,
Như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng
Thần vũ chẳng giết hại,
Thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh Mã Kỳ,
Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền,
Ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc,
Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa,
Về đến nước mà vẫn tim đập chân run.
Họ đã tham sống sợ chết mà hòa hiếu thực lòng
Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức.
Chẳng những mưu kế kì diệu
Cũng là chưa thấy xưa nay
Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới
Càn khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh
Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu
Muôn thuở nền thái bình vững chắc
Âu cũng nhờ trời đất tổ tông
Linh thiêng đã lặng thầm phù trợ;
Than ôi! Một cỗ nhung y chiến thắng,
Nên công oanh liệt ngàn năm
Bốn phương biển cả thanh bình,
Ban chiếu duy tân khắp chốn.
Xa gần bá cáo,
Ai nấy đều hay.

Saturday, September 27, 2008

Cường hào, ác bá thời chị Dậu cũng xin chào thua

Ông Trần Ngọc Quận với cánh tay còn
bầm tím sau khi bị công an và xã đội đánh
đập cách đây hơn 10 ngày

Vì lý do con trễ nải chuyện thi hành nghĩa vụ quân sự, người cha đã trên 50 tuổi bị gọi đến xã, bị tát tai và nện dùi cui.
Nhiều ngày nay, người dân thôn Long Mỹ (xã Ân Mỹ, Hoài Ân, Bình Định) rất bức xúc chuyện cán bộ xã triệu tập dân lúc buổi tối để đánh đấm.
Đánh xong còn buộc quỳ
Hơn mười ngày sau đêm bị đánh, cánh tay trái của ông Trần Ngọc Quận (54 tuổi, trú thôn Long Mỹ, xã Ân Mỹ, Hoài Ân) vẫn còn sưng húp và nhiều vết bầm. Ngày 24-9, chúng tôi có mặt tại nhà ông Quận. Ông Quận kể: “Ngày 8-9, tôi nhận được giấy triệu tập do Chủ tịch UBND xã Lê Văn Bình ký và ghi rõ lúc 19 giờ cùng ngày phải có mặt tại phòng xã đội - UBND xã để có việc cần. Khi đi mang theo giấy tờ tùy thân để làm việc. Nhất thiết không được vắng mặt. Đúng giờ, tôi có mặt, gặp Xã đội trưởng Lê Bình Hưng đang nằm coi tivi. Tôi bước vào phòng, chào ông ta rồi ngồi trên ghế. Bỗng ông Hưng đứng dậy, thẳng tay tát vào mặt tôi làm tôi choáng váng bật ra khỏi ghế. Đôi kính đeo mắt của tôi bay ra ngoài cửa sổ. Tiếp đó, ông Hưng mở cửa tủ lấy dùi cui và nện tới tấp lên đầu, vai, xương sườn và hai cánh tay của tôi. Tôi la làng thì tiếp tục bị nện gậy”. Tiếp đó, ông Lê Triều Tiên - Trưởng công an xã đến, lại túm tóc ông Quận giật ngược, tát tai, đấm đá tới tấp. Sau đó, ông Hưng mang ra cho ông Quận một xấp giấy bảo viết kiểm điểm và tường trình. “Tôi bảo tôi có tội gì mà viết kiểm điểm và tường trình? Ông Hưng và ông Tiên lại nhảy vào đánh đấm tôi túi bụi cho đến khi tôi gục xuống. Ông Tiên bảo: “Mày phải nói là dạ thưa anh Tiên”. Ông Tiên còn phun nước bọt vào mặt tôi rồi bảo tôi viết tường trình. Hai ông còn hăm dọa giết tôi nếu tôi la lớn. Tôi vừa quỳ vừa viết đến tờ thứ 15 thì tay mỏi rụng” - ông Quận bức xúc.
Rút đơn khiếu nại thì mới ký giấy!
Sáng 25-9, tại UBND xã Ân Mỹ, ông Lê Văn Bình - Chủ tịch UBND xã thừa nhận: “Chuyện anh em cán bộ đánh anh Quận là có và chính quyền đang kiểm tra làm rõ. Tôi cũng mới biết chuyện này”. Ông Bình cho biết chuyện đánh ông Quận xuất phát từ việc điều động nhập ngũ của con trai ông Quận là Trần Ngọc Quốc. Quốc trúng tuyển nghĩa vụ quân sự, nhiều lần được UBND và xã đội gọi đến tập trung nhưng vắng mặt. Đến ngày 8-9, xã gọi Quốc đến nhận quân trang để đưa qua huyện đội cho đủ quân số nhưng Quốc vẫn vắng mặt. Bà Lê Thị Lương - vợ ông Quận giải thích là Quốc có giấy báo điểm đậu vào Trường đại học Quang Trung. Gia đình đã xin chính quyền xã chờ Quốc có giấy báo nhập học để xin hoãn nghĩa vụ. Hôm nhận quân trang và đưa quân đi, Quốc đang vào Quy Nhơn để thuê phòng trọ chuẩn bị đi học. Bà Lương cho biết thêm, gia đình bà đã làm đơn khiếu nại khắp nơi chuyện ông Quận bị đánh. Sau đó, sáng 24-9, bà Lương mang số giấy tờ nhập học của Quốc đến UBND xã để trình ký. Ông Lê Văn Bình - Chủ tịch UBND xã bảo vợ chồng bà Lương phải viết giấy hủy bỏ việc khiếu nại thì ông Bình ký giấy cho Quốc đi học. Đến cuối giờ chiều 25-9, bà Lương vẫn chưa xin được chữ ký của ông chủ tịch xã. Trong khi đó, sáng 25-9 là hạn chót nhập học của Trường đại học Quang Trung.
Cũng hôm qua, UBND tỉnh Bình Định đã yêu cầu chủ tịch UBND huyện Hoài Ân khẩn trương chỉ đạo kiểm tra việc công an và xã đội trưởng xã Ân Mỹ đánh người, báo cáo chủ tịch tỉnh trước ngày 30-9. Vậy còn việc học của em Quốc, xã không ký xác nhận thì xử lý sao đây?

Theo Pháp Luật TPHCM


Phóng sự Huyền bí sông Hằng

Bộ này gồm 7 đĩa , coi hay. Link này chôm từ blog: http://taidj-phatphap.blogspot.com/
DVD ISO:
DVD1: http://www.megaupload.com/?f=PEPZBYO9
DVD2: http://www.megaupload.com/?f=7JC7TMMK
DVD3: http://www.megaupload.com/?f=VUMXRU3K
DVD4: http://www.megaupload.com/?f=7M5IJ6OY
DVD5: http://www.megaupload.com/?f=TXVFKBV4
DVD6: http://www.megaupload.com/?f=24Z6Z1I5
DVD7: http://www.megaupload.com/?f=735E69G7

Thursday, September 11, 2008

Đạo

1. Dùng phương tiện xấu thực hiện mục đích xấu: Ma đạo
2. Dùng phương tiện xấu thực hiện mục đích tốt: Trí Trá đạo
3. Dùng phương tiện tốt thực hiện mục đích xấu: Ngụy đạo
4. Dùng phương tiện tốt thực hiện mục đích tốt: Thánh đạo
Mọi người đều biết tất cả 4 đạo này, cho nên mới nói lòng người khó lường

Ở Đà Lạt mà nhớ... Đà Lạt


“Chim đỗ quyên hót/ ở Kinh đô/ mà nhớ Kinh đô” - một bài haiku trong vắt như tiếng chim vút lên bầu trời, những câu thơ hoài niệm về một Tokyo lắng sâu trong ký ức - của Matsuo Basho cách nay hơn 300 năm bỗng gieo vào tim tôi nỗi bâng khuâng. Tôi đang ở Đà Lạt, mà sao nhớ Đà Lạt đến thế...
Đà Lạt ngày xưa...
Từ tháng 6-2007 đến nay, tôi lên thành phố này bốn lần: phiêu linh nhân ngày nhà báo Việt Nam (mùa hè), lãng du cùng bạn bè - “những con chim trốn tuyết” từ Canada về với festival hoa Đà Lạt (cuối đông), đi trong đoàn tham quan của học viên Cao học văn hóa văn nghệ K.13 (đầu xuân) và bây giờ là mùa thu! Mùa nào cũng thừa nhộn nhịp!

“Đà Lạt sẽ là đô thị loại 1” (khẳng định của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng Nguyễn Hồng Quân); “Tầm nhìn quy hoạch phát triển TP Đà Lạt hướng đến đô thị hiện đại và có bản sắc” (tên cuộc hội thảo vừa tổ chức tại TP Đà Lạt ngày 27-8-2008)... Những từ ngữ ấy chỉ gợi cho tôi nỗi lo về diện mạo tương lai của một trong những thành phố đẹp nhất châu Á. Cái đẹp rất “bản sắc” hơn 100 năm qua đang bị tàn phá chẳng phải do thời gian khắc nghiệt mà do suy nghĩ “hiện đại” theo nghĩa thực dụng, “ăn xổi ở thì” của con người!
Đà Lạt ngày xưa nhắm mắt lại cũng nghe tiếng thông reo, tiếng chuông nhà thờ thanh thoát, tiếng chuông chùa trầm ngâm - một thành phố ở trong rừng! Mùa hè, nhiệt độ Đà Lạt lúc mặt trời đứng bóng chỉ khoảng 18oC, suốt ngày từ rét đến se lạnh khiến con gái miền Tây Nam bộ da ngăm nắng gió phù sa mà mấy ngày lên đây đôi má cũng đỏ hây hây.
Đà Lạt ngày xưa có những con đường nhỏ màu đất đỏ bazan dẫn vào các biệt thự và nhà dân lẫn trong rừng thông, ven đường mọc rất nhiều hoa hồng, hoa lyz, hoa sim, hoa cúc.... Chúng tôi chỉ đi một nhoáng là trở về khách sạn với những bó hoa hoang dại, mặt đứa nào cũng ngây ngất hạnh phúc!
Đà Lạt ngày xưa có nhiều nơi – Đồi Cù, thung lũng Tình Yêu; rừng thông quanh hồ Than Thở... và nhiều, nhiều nữa - để trẻ em, nam nữ thanh niên dựng lều, thả sức cười nói, hát vang, đùa giỡn mà không sợ bị ai rầy rà, không ngại làm phiền sự yên tĩnh cần được tôn trọng của người khác vì những âm thanh vui tươi ấy đều trở nên nhỏ nhoi, lẫn trong thông reo, hòa trong gió và thiên nhiên bao la của Đà Lạt.
Đà Lạt ngày xưa rất “chung” vì thiên nhiên tươi đẹp là tài sản của tất cả mọi người. Đà Lạt ngày xưa rất “riêng” vì khi được hòa với thiên nhiên thì cũng chính là lúc con người có những khoảnh khắc ngẫm ngợi, mơ mộng trong không gian trầm tư, man mác buồn. Cái đẹp Đà Lạt ngày xưa lạ lắm! Nó làm người đang yêu thêm khát khao chia sẻ nồng nàn và người chưa yêu chợt cười, chợt mắt rươm rướm như đang ôm... khối tình si!
Thà rằng “công chúa hãy ngủ đi...!”
Ngày xưa ấy nào có xa xôi, chỉ 15 năm về trước!
Đà Lạt bây giờ ít sương mù, thiếu cái lạnh se sắt, mất hẳn mùi hương cỏ hoa bảng lảng trong không gian. Hàng vạn cây thông đã bị đốn hạ để nhường chỗ cho khách sạn, nhà hàng, nhà ở... – “ tiền trảm” (chặt thông, chiếm đất), “hậu tấu” (hợp thức hóa) có; phá rừng thông, thu hẹp đất trồng hoa, rau để mở rộng đô thị theo quy hoạch, có!
Danh thắng Đồi Cù từng đi vào tranh, ảnh, văn chương và ký ức của hàng triệu người đã bị “cách ly” hoàn toàn với tài sản thiên nhiên chung của Đà Lạt - của mọi người - để thành một sân golf cho một nhúm người giàu có. Tôi hết sức buồn khi đứng bên hồ Xuân Hương, đưa cho con gái tôi tấm ảnh và chỉ vào cái hàng rào kín bưng chạy hút tầm mắt và nói: “Trong kia là Đồi Cù, còn đây là ảnh của mẹ chụp ở nơi đó, ngày xưa...”.
Danh thắng nào có thể “bán vé thu tiền” là người ta tận thu - điều này có thể cảm thông nếu đối xử với danh thắng như một di sản thiên nhiên – văn hóa đáng kính trọng. Hồ Than Thở thiếu nước nằm hấp hối giữa rừng thông lưa thưa. Thác Cam Ly đã “làm” được khá nhiều tiền sao vẫn bốc mùi hôi thối. Nơi đứng nhìn xuống thung lũng Tình Yêu ngày xưa bạt ngàn thông nắm tay nhau chạy xuống đáy thung giờ bị “xé nhỏ” thành những kiosque, những mảng bê tông hóa, những cụm hoa như mọi công viên..., còn “nhân vật chính” là thung lũng Tình Yêu” thì phơi đáy, trơ trọi, với dấu tích bị đào xới lấy quặng titan còn đó. Du khách không có gì để nhìn ngắm vẻ đẹp thiên nhiên đúng nghĩa mà cứ chạy từ chỗ này sang chỗ kia để chụp hình, để lấy cho được chữ “Thung lũng Tình yêu” - những tấm hình mà có phóng “đại cỡ” cũng không thấy đâu thực là... thung lũng!Trúc Lâm Thiền viện vốn uy nghi với đường lên khúc khuỷu, du khách tạm gác lại thất tình lục dục dưới chân đồi để tìm đến chốn thanh cao nơi cửa Phật. Bây giờ đường nhựa chạy đến tận cổng, rồi cáp treo, du thuyền, các dịch vụ khác chào mời khách, đến nỗi vào tận Phật Đường nghiêng ngã để chụp hình (!?). Thiền môn ngày nào cũng náo động. Thiếu Lâm Tự (Trung Quốc), Nhà thờ thánh Phêrô (Rome), Khu lưu niệm L.Tolstoi... đón hàng chục triệu lượt khách/năm mà người đến người đi đều nhẹ nhàng trong tiếng chuông, tiếng cầu kinh thì thầm, tiếng lá xào xạc trên cây sồi đại thụ. Có đâu mà...
Đà Lạt sẽ “hiện đại” như thế nào? Chắc chắn sẽ đông dân hơn, nhiều công trình xây dựng có quy mô và đẳng cấp hơn, tốc độ đô thị hóa – thương mại hóa Đà Lạt sẽ tăng với tốc độ chóng mặt vì bảng lảng trong không gian thành phố cao nguyên này ngay bây giờ không phải là mùi cỏ hoa mà “mùi tiền”. Giá bất động sản nhảy múa, ngày càng nhiều đại gia lăm le nhảy vào “hiện đại hóa” Đà Lạt... Và dù có “cơi nới” Đà Lạt về hướng nào, “sáp” vào Đà Lạt thêm huyện nào thì diện tích rừng, số làng rau, làng hoa cũng co rút lại! Nếu người ta đã bỏ ngoài tai công luận để “rào” cả một Đồi Cù rộng lớn cạnh hồ Xuân Hương ngay trung tâm thành phố làm sân golf, từng cho nuôi cá tầm trên hồ Tuyền Lâm... thì việc xóa sổ một ít làng rau, làng hoa sinh lợi kém và không hiện đại cùng một ít rừng... có gì mà không thể!
Chợt nhớ ngày khôi phục sân ga Đà Lạt, một bài báo viết: “Đánh thức nàng công chúa ngủ trong rừng!”. Thà rằng công chúa cứ ngủ tiếp, “thức” kiểu này, buồn lắm!
Matsuo Basho ơi, ở Đà Lạt mà nhớ Đà Lạt!
Nguyễn Thị Kỳ


(Sưu tầm)
Nguồn: http://www.sggp.org.vn/xahoi/2008/9/164662/